Giáo án tìm hiểu an toàn giao thông THPT

Giáo án tìm hiểu an toàn giao thông THPT

Giáo án tìm hiểu an toàn giao thông – bản tham khảo cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp trung học phổ thông dành cho Giáo viên năm học 2023-2024. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đầy đủ.

Mời các thầy cô xem giáo án mẫu

TẢI GIÁO ÁN

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: CÁCH ĐI XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN VÀ TRANG PHỤC KHI THAM GIA GIAO THÔNG

 

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;

– Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện hằng ngày;

– Biết và có thói quen chuẩn bị và có kỹ năng đi xe đạp và xe đạp điện an toàn;

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

–  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

 Phát triển năng lực tìm hiểu: Biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;

Phát triển năng lực nhận thức và tư duy: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện hằng ngày;

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: chuẩn bị và có kỹ năng đi xe đạp và xe đạp điện an toàn;

  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  • Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đi xe đạp, xe đạp điện an toàn, phê phán những hành vi không chấp hành Luật Giao thông đường bộ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu GD An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
  • Giấy A0
  • Phiếu học tập (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu GD An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT

  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu đi xe đạp, xe đạp điện.
  2. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: Hằng ngày em thường đi học đến trường bằng phương tiện gì? Bằng hiểu biết của bản thân, hãy nêu ý kiến của em về cách đi xe đạp, xe đạp điện như thế nào là an toàn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Hằng ngày em thường đi học đến trường bằng xe đạp/ xe đạp điện.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện

  1. Mục tiêu: Biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;

– Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện hằng ngày;

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;
  2. Sản phẩm học tập: tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay;
  3. Tổ chức hoạt động :

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.