Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bắc Giang
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bắc Giang được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Bắc Giang. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bắc Giang
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Một số slide bài giảng giáo dục địa phương tỉnh Bắc Giang
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
– Đặc điểm cơ bản của tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
– Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết kí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ, câu đố Bắc Giang
– Một số yếu tố hình thức của tục ngữ, câu đố Bắc Giang (số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp,…) và hiệu quả nghệ thuật của các yếu tố ấy.
2.Năng lực:
– Nhận biết được nội dung; yếu tố hình thức cơ bản ( số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) của một số câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu của Bắc Giang.
– Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số câu tục ngữ hoặc câu đố của Bắc Giang dưới dạng viết hoặc nói
– Sưu tầm và trình bày được một số câu tục ngữ, câu đố khác Bắc Giang ngoài các câu đã học.
– Biết tự học, hợp tác và sáng tạo trong đọc hiểu, viết, nói và nghe sau khi học tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
- 3. Phẩm chất:
– Yêu quý, trân trọng, tự hào về di sản tục ngữ, câu đố dân gian Bắc Giang; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của di sản đó.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa
- Giáo án, bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập; Máy tính, tivi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
HỌAT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu:
– Huy động kiến thức nền, hiểu biết của HS về các câu tục ngữ, câu đố nói về quê hương Bắc Giang để kết nối với bài học.
-Tạo tâm thế hứng thú cho HS tìm hiểu bài.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. HS trả lời câu hỏi, chọn đáp đúng.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói
- Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV nêu yêu cầu: Quan sát câu hỏi và trả lời.
Trong các câu tục ngữ sau, câu tục ngữ nào nói về địa danh Bắc Giang?
- Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
- Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
- Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
- Khoai lang làng Đọ, khoai sọ Làng Non, lợn con làng Dẫm.
* Bước 2 : Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
– HS suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
– HS trả lời, cả lớp nhận xét và bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chuẩn kiến thức: đáp án D
– GV dẫn dắt vào bài: Trong dòng chảy lịch sử của văn học dân tộc, văn học Bắc Giang bên cạnh những đặc điểm chung còn mang những nét đặc trưng, tiêu biểu cho vùng đất này. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu để thấy được những nét văn hóa và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- a) Mục tiêu:
– Nhận biết được nội dung; yếu tố hình thức cơ bản ( số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) của một số câu tục ngữ, câu đố tiêu biểu của Bắc Giang.
– Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số câu tục ngữ hoặc câu đố của Bắc Giang dưới dạng viết hoặc nói
– Sưu tầm và trình bày được một số câu tục ngữ, câu đố khác Bắc Giang ngoài các câu đã học.
– Yêu quý, trân trọng, tự hào về di sản tục ngữ, câu đố dân gian Bắc Giang; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của di sản đó
- b) Nội dung:
– Đọc và tìm hiểu chung về thể loại tục ngữ, câu đố Bắc Giang.
– Đọc và phân tích 10 câu tục ngữ và 8 câu đố .
– Khái quát nội dung 2 bài tục ngữ, câu đố.
- c) Sản phẩm:
– Câu trả lời của HS, của nhóm bằng ngôn ngữ nói/ viết ra bảng phụ/ viết ra phiếu bài tập.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.