Giáo dục địa phương hòa bình 8

Giáo dục địa phương Hòa Bình 8 được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương lớp 8 đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về thành phố Hòa Bình. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương Hòa Bình 8.

TẢI GIÁO ÁN

Một số slide bài giảng giáo dục địa phương tỉnh Hòa Bình

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC Ở HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

Học xong chủ đề này, em sẽ:

  1. Kiến thức

– Mô tả được khái quát nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

– Trình bày được đặc điểm nhà ở truyền thống của dân tộc Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình

– So sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

– Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của tỉnh Hoà Bình.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

–  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hiểu được cấu tạo, đặc điểm nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

  1. Phẩm chất

– Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.

– Yêu nước : Yêu thiên nhiên và vùng đất Hoà Bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV GDĐP Hoà Bình 8.

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, tư liệu về nhà ở ở Hoà Bình.
  1. Đối với học sinh
  • SGK GDĐP Hoà Bình 8.

  • Đọc trước bài học trong SGK, chuẩn bị sản phẩm tìm hiểu theo nhóm đã được phân công : tranh ảnh, video…. nhà ở của các dân tộc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về kiến thức mới.
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình.
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán tên

Nội dung : HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình. HS nào giơ tay nhanh và có câu trả lời đúng sẽ giành được phần thưởng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hình 1 : Nhà sàn truyền thống của người Mường

– GV dẫn dắt HS vào bài học: “An cư lạc nghiệp” là tư tưởng đã in sâu vào tâm tưởng của người Việt ta từ ngàn đời nay. Nhà ở không chỉ là tránh trú nắng mưa mà còn là nơi sinh hoạt của đại gia đình, nơi gắn kết tình cảm thân thiết. Mỗi cấu trúc nhà nói lên những đặc điểm văn hóa, tư duy của các dân tộc. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu chủ đề: Nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

  1. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm nhà ở của các dân tộc ở Hoà Bình.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động :

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.