Giáo dục địa phương Thái Bình 6
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Thái Bình được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Thái Bình. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Thái Bình
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Tuần
Ngày soạn: ……………….
Ngày giảng: ……………….
CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN DÂN GIAN THÁI BÌNH
Môn học: Giáo dục địa phương
Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
- Yêu cầu cần đạt:
Sau khi học xong chủ đề hs cần
- Kiến thức:
– Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình
– Hiểu biết lịch sử đền Tiên La, Đền Đồng Bằng và một số di tích địa phương
– Sưu tầm, kể lại và nêu ý nghĩa của một số truyện truyền thuyết dân gian Thái Bình.
- Năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề,
– Năng lực sáng tạo,
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tiếp nhận văn bản
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Phẩm chất:
– Tôn trọng, kính yêu, biết ơn Vua cha Bát Hải và nữ tướng Vũ Thị Thục và các danh nhân địa phương
– Giữ gìn và giới thiệu về các di tích lịch sử của quê hương
- Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Hình ảnh, tư liệu, máy chiếu…
- Học sinh: Nghiên cứu trước thông tin bài học, SGK, vở ghi, tìm kiếm thông tin trên Internet
III.Tiến trình dạy học
A. Hoạt động: Mở đầu
- Mục tiêu: Phần khởi động nhằm cho học sinh nhận biết một số truyện dân gian
- Nội dung: HS lắng nghe, quan sát một số hình ảnh=> trả lời câu hỏi liên quan
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d.Tổ chức thực hiện
-Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs quan sát hình ảnh, đọc tư liệu
? Các bức ảnh trên thể hiện nội dung gì
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân HS quan sát, trả lời
– Bước 3: Hs báo cáo kết quả
– Bước 4: Đánh giá
Gv nhận xét , chuẩn kiến thức. Gv dẫn dắt vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời truyện dân gian Thái Bình
- Tư liệu:
I.Truyện truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
- Câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình
Truyện thứ nhất : Đền Đồng Bằng và truyền thuyết về Vua Cha Bát Hải
Đền Đồng Bằng còn được biết đến với tên gọi là đền thờ Đức Vua cha Bát Hải hay đền Đức Vua là di tích lịch sử văn hóa thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Sự tích đền Đồng Bằng và sự hiển linh của Vua Cha Bát Hải được lưu truyền dưới câu chuyện sau: Vào thời Hùng Vương thứ 18, nhân dân vùng duyên hải nước Văn Lang bấy giờ còn rất thưa thớt, làm nghề chài lưới và nông tang. Tương truyền, vùng đất An Lễ khi xưa có dòng sông Vĩnh cổ (ngày nay là sông Đồng Bằng) là nơi sinh sống của nhiều loài thủy quái, thuồng luồng, giao long. Hai bên bờ sông là cư dân sống với nghề nuôi tằm dệt vải, khai khẩn bãi bồi canh tác cùng với việc chài lưới đánh bắt tôm cá qua ngày.
Ngày ấy, có một đôi vợ chồng là Phạm Túc và Trần Thị là người sống tại vùng Trang An Cổ (Thụy Anh – Thái Bình ngày nay) cũng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một ngày, khi ôn bà đang ngược dòng đánh cá trên dòng sông Vĩnh đền vùng Trang Hoa Đào (vùng An Lễ ngày nay) thì tình cờ gặp một cô gái nhỏ, liền đón về nhà nuôi và đặt tên là Qúy Nương. Khi cha mẹ nuôi qua đời, nàng tận tâm hương khói báo hiếu và không màng hôn sự. Một lần khi ra bờ sông tắm thì bỗng nước động dữ dội, một con Hoàng Long hiện ra siết chặt lấy nàng. Một lúc sau thì sóng yên biển lặng, Hoàng Long biến mất và Qúy Nương thấy mình đã nằm trên bãi sông. Một thời gian sau, nàng phát hiện mang thai và về vùng Hoa Đào Trang sinh sống. Đúng 13 tháng sau, nàng hạ sinh ra một bọc phát ra ánh hào quang. Qúy Nương sợ hãi bèn thả cái bọc xuống dòng sông Vĩnh và được một người cất vó bên sông vớt được. Khi rạch bọc ra, ông kinh hãi thấy từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà đầu Rồng mình Rắn là con của Lạc Long Quân. Con lớn nhất là Thái tử Giao Long vượt sông lên bờ ẩn náu trong một giếng nước gần đó, còn hai con còn lại bơi theo dòng nước dạt về nơi khác. Vào đêm đấy, người dân Hoa Đào Trang nghe thấy tiếng vang động rằng “Ta là con Long Quân, khi có giắc sẽ giúp Vua Hùng diệt giặc”. Rồi sau đó, nhân dân vùng lập miếu thờ tại nơi có cái giếng, từ đó hương khói cầu “phong đăng hòa cốc” thấy rất linh nghiệm.
Bấy giờ, Hùng Duệ Vương đã đến tuổi Kỳ lão (60 tuổi) mà vẫn chưa có con trai nối dõi. Hai người con gái của Vua là Tiên Dung công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử rồi tu tiên biệt tích, và Mỵ Nương công chúa lấy Tản viên Sơn Thánh (tức Sơn Tinh). Vua rất phiền lòng khi có nhiều thế lực đang nhăm nhe ngôi Vàng chưa có người kế vị. Vua cũng đã nhiều lần gợi ý trao vương miện cho Sơn Thánh nhưng ngài quyết không nhận mà chỉ khi đất nước có hữu sự mới về Triều giúp vua Cha, còn khi yên sự Ngài lại về chốn Tản viên tu luyện thành đạo chứ không màng quan tước. Trong số những thế lực nội bộ đang nhòm ngó ngai vàng có Thục Vương (nguyên gốc là người Trung Nguyên di cư xuống phía Nam lâu dần thành dân Bách Việt). Thục Vương bị Vua khước từ mong muốn cưới Mỵ Nương làm thiếp và gả nàng cho Sơn Tinh, liền lựa thời cơ hợp sức cùng quân ngoại bang thôn tính Lạc Việt. Hùng Duệ Vương hết sức lo lắng và mời Sơn Thánh về Kinh hiến kế, sau đó theo lời Sơn Thánh ma sai sứ giả về Hoa Đào Trang dụ triệu kỳ nhân. Được nhân dân trong vùng mách bảo có Giao Long sống ẩn mình dưới giếng cạn, sứ giả liền tới nơi xướng truyền sắc chỉ. Sau đó, một chàng trai khôi ngô tuấn tú hơn người hiện ra, tâu rằng nhận lệnh Vua và triệu tướng trong 10 ngày rồi xuất quân trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa 3 ngày sau giặc sẽ tan. Chàng trai đó chính là Vĩnh Công (là hiện thân của Vua Cha Bát Hải).
Đúng như lời hẹn, sau khi xuất quân đánh giặc được 3 ngày, Vĩnh Công và các tướng giành thắng lợi trở về, được Vua phong là “Vĩnh Công nhạc phủ thượng đẳng thần”. Công đức của Vĩnh Công trong trận chiến là rất lớn, khiến Vua Hùng nể trọng. Không chỉ vậy, Vĩnh Công vừa cùng các Quan giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, vừa về Hoa Đào Trang khai dân lập ấp, chia vàng Vua ban cho dân làm vốn canh tác, dạy họ làm ăn, sinh hoạt cộng đồng và được nhân dân vùng Hoa Đào Trang hết lòng tôn kính. Một ngày, Vĩnh Công mời hương lão đến dinh thất của mình (tương truyền là đền Đồng Bằng hiện nay) nói lời từ biệt rồi vâng mệnh về chầu Vua Cha Lạc Long Quân. Vua Hùng biết tin vô cùng thương xót, liền cấp tiền tang lễ và tu sửa dinh thất thành đền tự thờ Ngài, nay là đền Đồng Bằng. Ngày hóa của Vĩnh Công là vào tháng 8, bởi vậy dân gian mới lưu truyền đến ngày nay câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” để nói về Hội tháng 8 ở đền Đồng Bằng thờ vị Vua Cha Thủy Phủ mang tên Vĩnh Công Đại Vương.
Truyện thứ 2 : Đền Tiên La – Đền thờ nữ tướng Vũ Thị Thục
Bàn thờ Bát Nạn tướng quân
Theo những người dân trong vùng tương truyền rằng về nữ tướng Vũ Thị Thục hay còn với tên gọi là Thục Nương. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề bốc thuốc cứu chữa bệnh, Thục Nương lớn và rất xinh đẹp, tốt tính, văn võ song toàn mà có tính thương người. Khi tới tuổi 18 trăng tròn, Thục Nương đã đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng của Nam Chân, chỉ còn chờ đến ngày cưới nhưng tai họa lại ập đến hai người họ.
Trong sự tích đền mẫu Tiên La Thái Bình thì trước nước ta bị thuộc địa phong kiến phương Bắc, do viên quan thái thú nhà Hán có tên là Tô Định cai trọ và hắn tham tiền, hám sắc, tàn bạo. Khi biết đến Thục Nương là cô gái xinh đẹp, toàn vẹn nên đã sai lính đến bắt cha của Thục Nương và Phạm Danh Hương, ép họ phải gả nàng cho hắn. Cả hai người cùng từ chối, cự tuyệt nên họ đã bị Tô Định giết hại và hắn cho quân về bắt Thục Nương. Hay tin dữ nhưng Thục Nương vẫn giả vờ nhận lệnh và lên kiệu, nàng đã dùng đôi kiếm bạc để phá vỡ vòng vây của quân Tô Định và mở đường ra bến sông, chèo thuyền mất một ngày tới hương Đa Cương, đến chùa Tiên La nương nhờ cửa Phật.
Với những mối nợ thì Thục Nương đã triệu tập binh mã, giương cờ khởi nghĩa mang bốn chữ vàng “Bát Nạn tướng quân” chống lại quân xâm lượng phương Bắc, đã làm tổn thất rất nhiều quân địch. Khi hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn, Thục Nương đã đem quan kết hợp với sức quân của Hai Bà Trưng, được phong là Đông Nhung Đại Tướng Quân, đã giành thắng vào mùa xuân năm 40. Nhưng sau đó, quân Hán đã sai Mã Viện sang đánh thì nữ tướng và nghĩa quân đã phải rút về Tiên La cố thủ, cuối cùng thì Bát Nạn tướng quân và quân sỹ của mình cũng đã hy sinh ở gò Kim Quy.
Cùng với những công sức to lớn của bà thì nhân dân đã lập đền mẫu Tiên La để ghi nhớ công ơn, công đức mà bà đã chống quân xâm lược. Để ghi nhớ thì cứ hàng năm khai hội đền Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình vào các ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, ngày chính hội là 17 tháng 3 vì đó là ngày mất của Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, trong đó có phần lễ và phần hội được đông đảo người dân tham gia, những lần rước kiệu, hay các trò chơi dân gian đều được tổ chức.
Câu hỏi ôn tập cuối chuyên đề
- Di tích lịch sử Đền đồng bằng ở đâu?
- Nhân vật truyền thuyết trong các câu truyện là? Có công lao như thế nào đối nhân dân trong vùng
- Nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật trong câu truyện trên
- Sưu tập thêm câu tuyện truyền thuyết tại quê hương em.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.