Giáo dục địa phương Yên Bái 6

Giáo án giáo dục địa phương Yên Bái 6 được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ0 đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Yên Bái. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Yên Bái.

Mời các thầy cô xem giáo án mẫu

TẢI GIÁO ÁN

Một số slide bài giảng giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái

 

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày day:

CHỦ ĐỀ 4:

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC Ở YÊN BÁI

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

Nhận diện được một số trang phục truyền thống của các dân tộc ở Yên Bái qua kiểu dáng, hoa văn trang trí tiêu biểu.

  1. Năng lực

*Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu thông tin về các trang phục, chủ động thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hăng hái trao đổi, thảo luận hoạt động nhóm, phát triển khả năng thuyết trình nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng của bản thân, biết sử dụng , vận dụng sản phẩm vào mục đích nào, dịp nào trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: Giới thiệu được nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc thiểu số ở Yên Bái.

  1. Phẩm chất: Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Yên Bái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

  1. Chuẩn bị của giáo viên.

– Tài liệu giáo dục địa phương Yên Bái 6.

– Giáo án soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

– Tranh ảnh về một số trang phục dân tộc tỉnh Yên Bái.

– Máy tính, máy chiếu, nhạc, bảng, phấn, phiếu câu hỏi.

  1. Chuẩn bị của học sinh.

– Tài liệu giáo dục địa phương Yên Bái 6.

– Đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.

– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về đặc điểm tiêu biểu của trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái.

– Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1:

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Tổ chức thực hiện: Trò chơi Nhà thông thái

Bước 1: GV cho HS quan sát tranh, ảnh về các trang phục dân tộc (mỗi hình ảnh 3 giây)

Bước 2: Học sinh trả lời (ai nhanh thì được gọi trước)

? Em hãy đoán xem đây là trang phục của người dân tộc nào?

? Chi tiết nào giúp em nhận ra trang phục của dân tộc (…)?

? Màu sắc chủ đạo và các chi tiết nào trên bộ trang phục khiến cho em ấn tượng?

Bước 3: GV chốt đáp án, có thưởng cho người chiến thắng (…)

– GV đặt vấn đề: Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em với dân số trên 780.000 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề trang phục truyền thống các dân tộc ở Yên Bái.

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.