Giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Điện Biên
Giáo án giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Điện Biên được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Điện Biên. Giáo án giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm nội dung Giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Điện Biên
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
- MỤC TIÊU
Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Về kiến thức:
– Trình bày được địa điểm và nét đặc sắc chính của các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
– Rút ra được bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Về năng lực:
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: qua việc tìm hiểu địa điểm và nét đặc sắc chính của các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp …
- Về phẩm chất
– Yêu nước: Tự hào về giá trị của các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh Điện Biên.
– Trách nhiệm: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh Điện Biên.
- PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
– Một số hình ảnh, tư liệu về các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh Điện Biên.
– Máy tính, máy chiếu (tivi), phiếu học tập…
– Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên lớp 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bài 1: NÚI, ĐÈO HÙNG VĨ MIỀN BIÊN CƯƠNG
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào bài học.
- b) Nội dung: GV dẫn dắt, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV dẫn dắt: Điện Biên là miền biên cương với vành đai biên giới dài trên 450 km, qua bốn huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Điện Biên. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa), đèo Pha Đin (huyện Tuần Giáo) và ngã ba biên giới A Pa Chải – Tá Miếu (huyện Mường Nhé) là những địa danh núi, đèo tiêu biểu, nổi tiếng.
– GV trình chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Em biết gì về vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi, con đèo này? Chúng ta cần làm gì để quảng bá vẻ đẹp của núi, đèo Điện Biên phục vụ cho sự phát triển của du lịch địa phương?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh nghe phần dẫn dắt kết hợp quan sát hình ảnh, giơ tay để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– Học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả
– Giáo viên quan sát, khen ngợi học của học sinh.
– GV kết nối vào bài mới.
- HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Hoạt động 1: Rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tủa Chùa
- Mục tiêu: Mô tả được những nét chính về cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa; Đề xuất được phương án phát triển du lịch nơi đây.
- Nội dung: Khai thác tư liệu trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Hãy mô tả những nét chính về cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa. + Vùng cao nguyên đá ở Tủa Chùa có những đặc điểm gì nổi bật và khác biệt so với nơi khác? – Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” với nội dung: Vùng cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa có tiềm năng du lịch như thế nào? Em hãy đề xuất một số biện pháp để phát triển du lịch bền vững ở huyện Tủa Chùa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm HS. – GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả – Giáo viên nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. |
I. Rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tủa Chùa
– Cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa nằm trải rộng trên địa bàn ba xã Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và Xá Nhè của huyện Tủa Chùa, được coi là một “tiểu Đồng Văn thứ hai” hoặc “Đồng Văn thu nhỏ”. – Vùng cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa còn được gọi là cao nguyên Sín Chải (Sin Chai, Xin Chải), có diện tích khoảng 1500 km2 với chiều rộng khoảng 25 km, chiều dài khoảng 60 km, độ cao trung bình là 1500 m so với mực nước biển. – Về địa chất, vùng cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa nằm trong dãy cao nguyên đá vôi trải dài từ Phong Thổ (Lai Châu) đến phía tây tỉnh Thanh Hoá với khoảng 70 % diện tích là đá vôi. Trên những triền đồi và thung lũng khô cằn với thảm thực vật thưa thớt mọc lên những mỏm đá, khối đá lởm chởm, thường được gọi là đá tai mèo. – Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch như: văn hoá, lịch sử và tham quan khám phá. Đến đây du khách có thể khám phá hang động Xá Nhè, Hấu Chua, Mường Đun, thành Vàng Lồng… Du khách cũng có thể bơi thuyền dọc sông Đà, đồng thời khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hoá phi vật thể qua các lễ hội và thưởng thức những món ăn đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc. |
2.2. Hoạt động 2: Pha Đin – một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam
- Mục tiêu: Giới thiệu được những nét chính về đèo Pha Đin.
- Nội dung: HS đóng vai giới thiệu về đèo Pha Đin
- Sản phẩm: Phần đóng vai của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV mời đại diện các nhóm lên đóng vai người dân bản địa giới thiệu về đèo Pha Đin (đã chuẩn bị trước ở nhà). – GV đặt câu hỏi: + Kể tên một số đèo nổi tiếng khác ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam, những vùng miền nào thường có nhiều đèo? Vì sao? + Tại sao đèo Pha Đin lại được coi là “toạ độ lửa” hay “túi bom” trong thời kì kháng chiến chố’ng Pháp? Nêu vị trí và vai trò của tuyến đường đèo này trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. – GV kết nối văn học: “Những bàn tay xẻ núi lớn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…”. (Trích: Tố Hữu, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm HS. – GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả – Giáo viên nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. – GV mở rộng: Con đường vận chuyển, tiếp tế vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm của quân và dân ta phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, đảm bảo chi viện cho chiến dịch kịp thời cho đến ngày toàn thắng đều phải vượt đèo Pha Đin dài 32 km, sau đó tập kết tại Trạm hậu cần Tuần Giáo (thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên ngày nay), rồi đến Trạm hậu cần hoả tuyến Nà Tấu (Km 62, Quốc lộ 279, nay thuộc địa bàn bản Tẩu Pung, xã Nà Nhạn, thành phố’ Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) trước khi vào chiến trường Điện Biên Phủ. |
II. Pha Đin – một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam
– Đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin thuộc Quốc lộ 6, nằm ở ranh giới giữa hai xã Toả Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) và xã Phổng Lái (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). – Tên gọi: Pha Đin có nguồn gốc từ tiếng Thái gọi là “Phạ Đin”. Phạ là “trời”, Đin là “đất”, Pha Đin là nơi gặp gỡ giữa trời và đất. Ý kiến khác cho rằng “Phạ Đin” có thể có nghĩa là bức tường thành hay là chỗ dựa của trời đất. – Đèo Pha Đin có độ dài 32 km. Địa thế’ của đèo hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là dốc núi hoặc vực sâu. – Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), đèo Pha Đin là tuyến đường huyết mạch trong việc vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm từ hậu phương chi viện đến chiến trường Điện Biên Phủ. – Đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, là điểm nhấn du lịch, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế” của địa phương. |
2.3. Hoạt động 3: A Pa Chải – Tá Miếu: điểm cực Tây và ngã ba biên giới
- Mục tiêu: Giới thiệu được những nét chính về A Pa Chải – Tá Miếu
- Nội dung: HS khai thác SGK và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS khai thác tư liệu trong SGK và hoàn thành phiếu học tập:
– GV giới thiệu 1 số hình ảnh: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm HS. – GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả – Giáo viên nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. – GV mở rộng: + Cực Tây của Việt Nam là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc (hay còn gọi là mốc A Pa Chải, ngã 3 biên giới, mốc 3 biên, mốc số 0), tọa độ 22°24’02,295″ vĩ độ Bắc – 102°8’38,109″ kinh độ Đông, nằm trên đỉnh Khoang La San cao 1.866,23m, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, H.Mường Nhé, Điện Biên. + Cột mốc giao điểm do 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc khởi công xây dựng ngày 21.4.2005, hoàn thành ngày 5.7.2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá hoa cương, dựng trên bệ hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5 x 5 m. Cột mốc cao 2 m với 3 mặt quay về hướng của 3 nước, trên mỗi mặt được khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và gắn quốc huy của từng quốc gia. |
III. A Pa Chải – Tá Miếu: điểm cực Tây và ngã ba biên giới
– A Pa Chải và Tá Miếu là hai bản thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Bản Tá Miếu được tách ra từ bản A Pa Chải. Đây là bản cực Tây của Việt Nam, là khu vực đặt cột mốc số 0 của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. – Cư dân sinh sống trên địa bàn A Pa Chải – Tá Miếu phần lớn là người Hà Nhì. Theo truyền thống, họ ở trong những ngôi nhà trình tường (vách đất), ngày nay nhiều người chuyển sang dựng nhà gỗ. – Trong nhiều năm trước, miền biên ải cực Tây gần như biệt lập với bên ngoài. Ngày nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư nâng cấp, xây mới, khoảng cách địa lí đã được rút ngắn hơn nhiều. A Pa Chải, Tá Miếu và cột mốc ngã ba biên giới cũng trở thành địa điểm mà nhiều người dân trên cả nước mong muốn một lần đặt chân đến. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
- b) Nội dung: Làm câu hỏi phần luyện tập (SGK trang 29)
- c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Điền thông tin về các địa danh trong bài theo bảng sau:
Tên gọi | Địa điểm
(thôn, bán, xã, huyện) |
Vị trí trên địa bàn tỉnh (đông, tây, nam, bắc) | Đặc điểm nổi bật |
Cao nguyên đá Tủa Chùa | ? | ? | ? |
Đèo Pha Đin | ? | ? | ? |
Điểm cực Tây, ngã ba biên giới | ? | ? | ? |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
– Gv nhận xét, cho điểm HS.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.
- b) Nội dung: câu hỏi 3 phần Vận dụng SGK.
- c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa trên việc sưu tầm tranh ảnh qua sách, báo, internet hoặc trải nghiệm của bản thân (nếu có), hãy thiết kế áp phích với chủ đề “Hùng vĩ núi đèo Điện Biên” và giới thiệu cho các bạn trong lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học Sinh về nhà suy nghĩ, tập luyện cùng các bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm vào tiết tới.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên sau khi chấm sản phẩm sẽ nhận xét, cho điểm bài làm của một số học sinh.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.