Địa lí 8 - kết nối tri thức

Giáo án môn Địa lí 8 KNTT soạn chi tiết, đầy đủ nhất theo mẫu kế hoạch bài học của Bộ GD-ĐT. Mời quý thầy cô cùng tham khảo mẫu giáo án môn Địa lí 8 KNTT dưới đây:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: SINH VẬT VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

– Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

– Chứng minh được tính cấp thiết của vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

–  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

– Sử dụng bản đồ phân bố sinh vật Việt Nam; phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng ở Việt Nam..

– Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  • Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, phản đối những hành động tiêu cực làm suy giảm đa dạng sinh học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Lịch sử và Địa lí 8
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ phân bố sinh vật Việt Nam
  • Tranh ảnh, video về một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các loài động.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Lịch sử và Địa lí 8
  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: HS chia sẻ những hiểu biết cá nhân về giới sinh vật Việt Nam, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới
  2. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”

– Cách chơi:

+ Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội thực hiện nhiệm vụ: Kể tên vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các loài động, thực vật quý hiếm, ở Việt Nam.

+ Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều nghề đúng hơn thì đội đó thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát tranh, thảo luận và tham gia trò chơi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các đội tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?”

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động, thực vật và các hệ sinh thái khác nhau.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.
  3. Sản phẩm học tập: sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.
  4. Tổ chức hoạt động :
Tải giáo án

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.