Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Lạng Sơn
Giáo án giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Lạng Sơn được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Lạng Sơn. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh Lạng Sơn
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4:
CHỦ ĐỀ 2: HÁT THEN − ĐÀN TÍNH Ở TỈNH LẠNG SƠN
(Thời gian thực hiện: …. tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
– Trình bày được một số đặc điểm và giá trị của Di sản Thực hành Then.
– Xác định được vai trò, ý nghĩa của hát Then – đàn tính trong đời sống hiện nay ở địa phương em.
– Sưu tầm và liệt kê được một số chủ đề của lời hát Then mới ở địa phương em hiện nay.
– Làm được một sản phẩm tuyên truyền về hát Then – đàn tính (bài viết, hình ảnh, video clip, poster…).
- Về năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận.
– Năng lực âm nhạc:
+ Cảm nhận được tình cảm và ý nghĩa của một số bài hát nổi tiếng và vẻ đẹp của tác phẩm.
- Về phẩm chất:
– Biết yêu thích và có trách nhiệm trong việc phát huy âm nhạc truyền thống địa phương.
- PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
– Tranh ảnh về các CLB hát Then của tỉnh Lạng Sơn.
– Hình ảnh về nhạc cụ truyền thống: đàn tính.
– Một số bài hát Then của tỉnh Lạng Sơn.
– Máy tính, máy chiếu (tivi), phiếu học tập…
– Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào bài học.
- b) Nội dung: HS thảo luận và tham gia trò chơi “Nhà thông thái”.
- c) Sản phẩm: Phần chia sẻ của học sinh.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức cho HS thảo luận thành 4 nhóm với nội dung: Nêu hiểu biết về hát Then – đàn tính.
– Sau đó, GV phổ biến luật của trò chơi “Nhà thông thái”: Sau thời gian 3 phút thảo luận, Các nhóm sẽ chia sẻ hiểu biết về hát Then – đàn tính. Nhóm nào trình bày được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh thảo luận, giơ tay để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– Học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả
– Giáo viên quan sát, khen ngợi học của học sinh.
– GV kết nối vào bài mới.
- HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Hoạt động 1: Thực hành Then của Việt Nam được ghi danh là di sản văn hoá của nhân loại
- Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm và giá trị của Di sản Thực hành Then.
- Nội dung: Khai thác tư liệu trong SGK, quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 4 nhóm (có đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm) và thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép: + Vòng 1: Các nhóm thảo luận nội dung: · Nhóm 1: Tìm những địa phương có thực hành Then. · Nhóm 2: Thực hành Then là gì? · Nhóm 3: Vai trò của thực hành Then đối với đời sống của người dân địa phương. · Nhóm 4: Vai trò của âm nhạc trong Thực hành Then + Vòng 2: · Thành viên của 4 nhóm lần lượt tạo thành 4 nhóm mới (chia theo số thứ tự đã được đánh từ đầu): những bạn có STT 1 và 2 tạo thành 1 nhóm. Tương tự như vậy GV tổ chức cho HS tạo thành 4 nhóm mới. · Tại nhóm mới, HS lần lượt chia sẻ các thông tin đã thảo luận ở vòng 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm HS. – GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả – Giáo viên nhận xét, đánh giá. – Giáo viên mở rộng: + gười làm Then bao gồm cả nam và nữ. Nữ giới làm Then được gọi là “mè Then”, “nàng Then”; nam giới làm Then được gọi là “ông Then”, “Dàng, chàng Then”… Có ba con đường đưa một người bình thường trở thành thầy Then: Những người nối nghiệp tổ nghề được trao truyền lại; những người có căn Then gọi là “phi phấc”; và những người am hiểu về Then, tự nguyện theo nghề. Dù đến với Then theo con đường nào, nhưng khi đã lựa chọn thì dù có khăn như thế nào họ sẽ luôn trước sau thủy chung như nhất với nghề. + Then được phân ra các dòng, trường phái như: Then Văn, Then Võ, Then Xếp, Then Pháp, Then Quạt, Then Nữ (Pụt), Then Nam (Giàng)… Giữa các dòng Then đều có những điểm tương đồng và dị biệt, tuy nhiên tất cả những người làm Then đều đi theo tôn chỉ “cứu nhân độ thế”. |
1. Thực hành Then của Việt Nam được ghi danh là di sản văn hoá của nhân loại
– Thực hành Then là di sản văn hoá đặc trưng của người Tày, Nùng, Thái… tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc và một số địa phương khác ở Việt Nam. – Thực hành Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố văn học, âm nhạc, mĩ thuật, múa… Trong các nghi lễ, ông Then, bà Then trình diễn như một diễn viên tổng hợp: miệng hát, tay đàn, múa, diễn trò minh hoạ cho lời hát, chân xóc nhạc… – Các nghi lễ Then như cầu an, giải hạn, cúng mụ… đều hướng tới những điều tốt đẹp, bày tỏ khát vọng về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc và thể hiện bản sắc văn hoá của các dân tộc này. Năm 2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. – Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt, trong đó, đàn tính và chùm xóc nhạc cùng với sự “thăng hoa” của thầy Lời ca trong Then phổ biến là thơ bảy chữ, phản ánh đời sống xã hội, chứa đựng nhiều bài học đạo đức thông qua những câu chuyện thần tiên, câu chuyện cuộc đời; chứa đựng nhiều tư liệu quý về lịch sử, tư tưởng, phong tục, tập quán… |
TIẾT 2
2.2. Hoạt động 1: Hát Then – đàn tính của người Tày, Nùng trong đời sống hiện nay
- Mục tiêu: Xác định được vai trò, ý nghĩa của hát Then – đàn tính trong đời sống hiện nay ở địa phương em.
- Nội dung: HS khai thác tư liệu trong SGK và thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: + Kể tên một số câu lạc bộ hát Then – đàn tính ở địa phương em và chia sẻ về việc đặt lời mới hiện nay. + Em biết gì về cây đàn tính? Kể tên một số nghệ nhân hoặc người chế tác đàn tính mà em biết. – GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập dưới đây: Đọc tư liệu trong SGK trang 11 – 13, thảo luận và điền thông tin còn thiếu vào phiếu học tập
– GV trình chiếu hình ảnh: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm HS. – GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả – Giáo viên nhận xét, đánh giá. – Giáo viên mở rộng: + Hát then và cây đàn tính bắt nguồn từ cuộc sống lao động tập thể, xuất hiện từ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng người Tày cổ. + Cùng với bộ xóc nhạc, cây đàn tính là nhạc cụ quan trọng trong trình diễn nghi lễ thực hành then – nghi lễ quan trọng gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh, tình cảm của bà con dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng. Bên cạnh đó, cây đàn tính cũng được sử dụng để đệm những điệu hát then vào nhiều dịp trọng đại của làng, xã như: hội làng, hội lồng tồng… và có mặt trong tất cả những ngày vui như: ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới, cầu an… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù xã hội đã nhiều thay đổi nhưng đến nay, loại hình nghệ thuật hát then, đàn tính vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày, Nùng. Do đó, hiện nay, việc chế tác đàn tính phục vụ hát then được nhiều nghệ nhân trong tỉnh thực hiện. |
2. Hát Then – đàn tính của người Tày, Nùng trong đời sống hiện nay
a. Phân loại – Then cổ (Then tâm linh) là các nghi lễ liên quan đến cuộc sống của con người. – Then mới (Then văn nghệ) lại do những người am hiểu, yêu thích then đặt lời mới theo giai điệu then cổ với nội dung ca ngợi cuộc sống, tình yêu đôi lứa, ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ… b. Vai trò, ý nghĩa – Là phương tiện để người dân sinh hoạt thông qua các câu lạc bộ. Đến năm 2021, toàn tỉnh có gần 100 câu lạc bộ (hoặc nhóm người) được thành lập với mục đích sinh hoạt, giao lưu, trao truyền nghệ thuật hát Then − đàn tính. – Là kênh truyền tải cảm xúc về tình yêu quê hương, làng bản. – Thực hành Then cũng là gìn giữ và phát huy giá trị đàn tính – loại nhạc cụ không thể thiếu trong hát Then. Sản xuất đàn tính trở thành nghề thủ công tiêu biểu của người Tày, Nùng. – Góp phần phát triển du lịch của địa phương. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
- b) Nội dung: Làm câu 3 phần luyện tập (SGK trang 14)
- c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản Thực hành Then ở Lạng Sơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
– Gv nhận xét, cho điểm HS.
- HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.
- b) Nội dung: câu hỏi 3 phần Vận dụng SGK.
- c) Sản phẩm: Phần thể hiện của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn một tác phẩm/đoạn trích hát Then – đàn tính, cùng các bạn luyện tập và biểu diễn cho người thân hoặc thầy cô giáo và các bạn thưởng thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học Sinh về nhà suy nghĩ, tập luyện cùng các bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– Học sinh sẽ báo cáo sản phẩm vào tiết tới.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên sau khi chấm sản phẩm sẽ nhận xét, cho điểm bài làm của một số học sinh.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.