Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Ninh Bình
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Ninh Bình được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Ninh Bình. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Ninh Bình
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
CHỦ ĐỀ: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH (5 tiết)
Thời lượng thực hiện: 05 tiết
Tuần 1:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1,2 – Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI KÌ
Thời lượng thực hiện: 02 tiết
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ cùa tỉnh Ninh Bình.
– Nêu được sự thay đổi địa giới hành chính của tinh qua các giai đoạn; biết được các đơn vị hành chính cấp huyện của tinh Ninh Bình.
– Hiểu và trình bày được sơ lược về quá trình hình thành tình.
– Rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, khai thác tư liệu,…
- Năng lực
* Năng lực chung:
– Năng lực nhận thức thế giới theo quan điềm không gian, phân tích vị trí địa lí, cảm nhận không gian.
– Năng lực sử dụng công cụ của môn địa lí: làm việc với bản đồ, tranh ảnh,…
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, cặp đôi có hiệu quả.
* Năng lực chuyên biệt:
– Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
– Năng lực sử dụng bản đồ: – Xác định được vị trí và sự phân bố của một số đối tượng tự nhiên thông qua bản đồ, lược đồ.
– Năng lực sử dụng bảng số liệu thống kê: Sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ để trình bày một số đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Ninh Bình.
- Phẩm chất
– Yêu nước: Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương Ninh Bình.
– Chăm chỉ: Có ý thức học tập, tìm hiểu địa lí, lịch sử để xây dựng quê hương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
– Bản đồ hành chính Đồng bằng sông Hồng.
– Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình.
– Tranh ảnh.
– Phiếu học tập.
– Máy chiếu hoặc tivi (nếu có).
- Học liệu
– Tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Ninh Bình
– Tài liệu văn hoá địa phương tỉnh Ninh Bình, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015.
– Báo cáo của Tỉnh: tổng kết 5 năm, 10 năm; quy hoạch phát triển…;
– Số liệu: Niên giám thống kê: Cục thống kê Ninh Bình…
– Một số hình ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
– Trình bày được một sổ hiểu biết của bản thân về vị trí địa lí của tinh Ninh Bình.
– Kể được một sổ danh lam thang cảnh hoặc một sổ địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình.
* Nội dung hoạt động:
– Học sinh quan sát ảnh, đọc các thông tin trong phần giới thiệu và trả lời câu hỏi.
* Sản phẩm hoạt động:
– Câu trả lời của học sinh
* Tổ chức hoạt động:
– Bước 1: Giao nhiệm vụ:
– Học sinh quan sát ảnh, đọc các thông tin trong phần giới thiệu.
– Giáo viên tổ chức cho học sinh kết nối vào bài học thông qua một số câu hởi sau:
Câu 1: Em hãy cho biết bức tranh thể hiện cảnh đẹp nào ở Ninh Bình?
Câu 2: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết tinh Ninh Bình tiếp giáp với những tỉnh nào? Kể tên những huyện/thành phố trực thuộc tinh Ninh Bình.
– GV trình chiếu thêm một số hình ảnh đẹp về tỉnh Ninh Bình:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiến hành hoạt động trong 2 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, được mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Vườn quốc gia Cúc Phương … Bài học hôm nay, các em cùng tìm hiểu về mảnh đất quê hương qua Bài 1 – Vị trí địa lí và sự phân chia hành chính qua các thời kì.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
* Mục tiêu:
– Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ của tĩnh Ninh Bình.
– Xác định được một số tuyến quốc lộ và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua tỉnh.
– Trình bày khải quát những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát trien kinh tế – xã hội của tinh.
* Nội dung hoạt động: Đọc thông tin, tìm hiểu Bảng 1.1. Các điểm cực và toạ độ địa lí tinh Ninh Bình, quan sát Hình 1.1. Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Hồng và trả lời các câu hỏi.
* Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập học sinh đã hoàn thành.
* Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
– Gv yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin, tìm hiểu Bảng 1.1. Các điêm cực và toạ độ địa lí tinh Ninh Bình, quan sát Hình 1.1. Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Hồng, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nhận xét về diện tích của tinh Ninh Bình so với các tỉnh/thành phố khác của nước ta. Câu 2. Xác định vị trí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình. Câu 3. Xác định một số tuyến đường quốc lộ và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua tình Ninh Bình. Câu 4. Vị trí địa lí có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. – HS thảo luận, viết câu trả lời ra bảng phụ. – GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả – HS trả lời câu hỏi, các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: + Phần chỉ bản đồ: Học sinh chi đúng vị trí, chính xác ranh giới tỉnh Ninh Bình, mô tả được tiếp giáp lãnh thổ; chỉ các tuyến quốc lộ và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua tình. + Nhận xét về diện tích cùa tinh Ninh Bình so với các tinh/thành phố khác của nước ta. + Trình bày khái quát những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội cùa tình. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. – GV chuẩn kiến thức và ghi bảng: – GV mời HS xem clip giới thiệu về tỉnh Ninh Bình qua clip: https://www.youtube.com/watch?v=zH7aeMIV0l4 – GV giải thích thêm: Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sông Hồng Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam phía tây bắc giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình phía đông và đông bắc giáp huyện ý Yên, tỉnh Nam Định. phía tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá phía nam là vịnh Bắc Bộ. |
I. vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
– Diện tích tự nhiên của tỉnh Ninh Bình khoảng 1 387,2 km2 (năm 2019), đứng thứ 58 trong số 63 tinh/thành phố cùa cả nước. – Tiếp giáp: + Phía Bắc: Hà Nam, + Phía Nam: Thanh Hóa và Biển Đông + Phía Đông: Nam Định + Phía Tây: Hòa Bình – Các tuyến đường quan trọng: quốc lộ đi qua tỉnh: 1A, 38B, 12B, 45; đường sắt Bắc – Nam à Ý nghĩa: Thuận lợi: Vị trí cầu nối Bắc – Nam, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước,… – Khó khăn: Có nhiều thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt,…
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu Sự phân chia hành chính qua các giai đoạn
* Mục tiêu:
– Hiểu và trình bày được sơ lược về quá trình hình thành tỉnh.
– Nêu được sự thay đổi địa giới hành chính của tỉnh qua các giai đoạn.
* Nội dung hoạt động:
– HS hoạt động nhóm tìm hiểu quá trình hình thành tỉnh và sự thay đổi địa giới hành chính của tỉnh qua các giai đoạn.
* Sản phẩm hoạt động:
– Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS thảo luận, dựa vào tài liệu GDDP và trả lời: Câu 1: Ninh Bình từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt vào thời nào? Địa danh Ninh Bình có từ thời gian nào? Câu 2: Hãy nêu một số thông tin của quá trình thành lập huyện/thành phổ nơi em đang sinh sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả – HS trả lời câu hỏi, các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. – GV sử dụng kĩ thuật dạy học Trình bày 1 phút” để HS trả lời lần lượt các câu hỏi đã nêu ở trên (gọi đại diện 1-2 HS trả lời). Yêu cầu thời gian trình bày là 1 phút, quá thời gian sẽ trừ điểm. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – GV nhận xét và chuẩn kiến thức, ghi bảng. |
I. Sự phân chia hành chính qua các giai đoạn
– Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỉ X: Đại Cồ Việt (là quốc hiệu của Việt Nam dưới thời 7 vị Vua trị vì thuộc 3 triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu thời nhà Lý) có kinh đô ban đầu đặt tại Hoa Lư. – Đến thế kỉ XIX: Dưới triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về vị trí địa lí.
* Nội dung hoạt động: HS xác định được vị trí địa lí của tỉnh Ninh Bình.
* Sản phẩm hoạt động: HS xác định được trên lược đồ.
* Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ:
– Nhiệm vụ các nhóm:
+ Xác định được vị trí các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Tây, cực Đông cùa tình Ninh Bình qua Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình.
Xác định vị trí giới hạn cùa huyện/thành phố nơi em đang sinh sống trên Hản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình.
– Thời gian: 3 phút
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm làm việc, cử nhóm trưởng lên xác định trên lược đồ treo tường trên bảng.
– GV theo dõi HS làm việc.
Bước 3. Báo cáo kết quả.
– GV mời đại diện 1 nhóm lên chia sẻ về sơ đồ của mình. Các nhóm khác nhận xét.
Bước 4. Đánh giá
– GV nhận xét ý thức làm việc của các nhóm và củng cố kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để viết báo cáo tìm hiểu về sự phân chia hành chính qua các giai đoạn.
* Nội dung hoạt động:
– Viết đoạn văn ngắn không quá 200 chữ tìm hiểu về sự phân chia chia hành chính tỉnh Ninh Bình qua các giai đoạn (viết ở nhà).
* Sản phẩm hoạt động:
– Bài viết của HS
* Tổ chức hoạt động:
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ (phần vận dụng SGK cho HS)
– Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thiện ở nhà
- Dặn dò
– Hoàn thành bài tập về nhà (viết đoạn văn).
– Chuẩn bị tư liệu tìm hiểu về các đơn vị hành chính tỉnh Ninh Bình.
- 6. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………..
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.