Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Phú Thọ
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Phú Thọ được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Phú Thọ. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Phú Thọ
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 4:
NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN DÂN GIAN PHÚ THỌ
(Thời lượng 2 tiết; tiết 15,17)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức
– Kể được tên các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc ít người ở Phú Thọ (dân ca dân tộc Dao, Cao Lan; tục Chàm Đuống của người Mường…);
– Thực hành hát được một làn điệu dân ca hay biểu diễn được một điệu múa truyền thống ở địa phương em.
- Năng lực
* Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày, thảo luận, biết lắng nghe và phản hồi tích cực.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đề xuất được giải pháp để giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù
– Năng lực tìm hiểu lịch sử: Kể tên và hát được 1 số làn điệu dân ca địa phương (hát xoan)
- Phẩm chất
– Trách nhiệm: Có ý thức trong việc gìn giữ, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống của Phú Thọ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Chuẩn bị của giáo viên:
– Phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file Video âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
- Chuẩn bị của học sinh:
– Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
– Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình day học:
- Hoạt động 1: mở đầu:
- a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. b) Nội dung:
– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi khi tham gia trò chơi.
- c) Sản phẩm:
– HS dựa vào hình ảnh.
– GV có thể chuẩn bị sẵn một số phần thưởng nhỏ để động viên HS: tràng pháo tay, điểm số, …
- d) Tổ chức thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi – đáp nhanh”, GV đưa ra yêu cầu xem video dân ca các vùng miền đoán xem là đân ca vùng miền nào (gv giới hạn 3 miền bắc, trung, nam cho hs dễ nhận biết).
– Bước 2: HS quan sát và ra tín hiệu phát biểu trả lời, các hs khác chú ý nghe, quan sát và dành quyền trả lời khi phát hiện bạn trả lời sai.
– Bước 3: Gv khen ngợi Hs tham gia trò chơi và dẫn vào bài.
Phú Thọ là nơi xưa kia các Vua Hùng đóng đô dựng nước, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc trong đó có nền nghệ thuật dân gian phong phú và độc đáo. Cùng với nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ, nơi đây còn có nhiều thể loại trình diễn nghệ thuật dân gian của các dân tộc thiểu số như: hát Rang, hát Ví, tục chàm đuống, múa trống đu (dân tộc Mường); hát Sình ca, múa chim gâu, múa xúc tép (dân tộc Cao Lan); múa chuông, múa chạy rùa (trong lễ Tết nhảy của dân tộc Dao Quần Chẹt); múa khèn, kèn lá (dân tộc Mông),… Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu.
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoat động 2.1: Tìm hiểu một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của đân tộc mường
- a) Mục tiêu: – Học sinh hiểu và biết tên các điệu hát, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ít người tỉnh Phú Thọ.
- b) Nội dung:
– HS khai thác thông tin trong các video, clip do gv giới thiệu
- c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức1
- d) Tổ chức hoat động:
HĐ CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
– GV cho học sinh xem video nghệ thuật hát rang trong lễ cúng vía lúa, tục chàm đuống của đồng bào mường ở Phú Thọ. + Hát Rang của người Mường thường được hát trong những dịp nào? + Hình thức diễn xướng chàm đuống của người Mường thường được biểu diễn trong những dịp nào? + Đuống được làm bằng gì? + Kể tên và mô tả các động tác cơ bản của chàm đuống? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS quan sát video về nghệ thuật hát rang và tục chàm đuống của dân tộc Mường, Phú Thọ để trả lời * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, kết luận theo nội dung bên. |
1. Một số thể loại nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của dân tộc Mường
a. Hát rang: Hát Rang là lối hát dân dã, lối kể những câu chuyện sử thi, truyền thuyết, ca ngợi cuộc sống lao động, phong tục tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người Mường. Hát Rang thường được hát trong các dịp như Tết, mừng đám cưới, mừng nhà mới,…; trong các nghi lễ nông nghiệp: lễ gọi vía lúa, lễ hội xuống đồng,… Những bài hát Rang có giai điệu mộc mạc, nhẹ nhàng, nội dung lời ca gần với ngôn ngữ giao tiếp và được thay đổi cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. b) Tục chàm đuống (đâm đuống) – Chàm đuống của người Mường là hình thức diễn xướng dân gian thường được biểu diễn trong dịp quan trọng như Tết, hội mùa, cưới xin, dựng nhà,… Lễ chàm đuống được hình thành từ cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc Mường trong quá trình làm nông nghiệp. Người Mường tin rằng trong những ngày Tết, tiếng đuống vang, rộn ràng thì năm đó sẽ mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, mọi điều may mắn. – Đuống là chiếc máng gỗ giã lúa, còn chàm là chiếc chày giã lúa. Diễn tấu chàm đuống có ba động tác cơ bản: + Giã: đâm đầu chày vào thành đuống. + Đập: đập cạnh đầu chày vào thành đuống. + Đánh: đánh hai cạnh đầu chày vào nhau. – Ngày nay, chàm đuống được đồng bào Mường ở Phú Thọ biểu diễn trong các lễ hội mùa xuân, lễ hội Đền Hùng và những ngày quan trọng trong dịp lễ, Tết. |
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.