GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TÂY NINH 7
Giáo dục địa phương Tây Ninh 7 được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương lớp 10 đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Tây Ninh. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương Tây Ninh 7.
TẢI GIÁO ÁNTuần :
Ngày soạn:..…/..…../……
Ngày dạy:…./……/…….
CHỦ ĐỀ 2: CA DAO TỈNH TÂY NINH
Bài 1. CA DAO VỀ VÙNG ĐẤT TÂY NINH
I. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, em có thể:
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận diện được đặc điểm thiên nhiên, cảnh vật, con người Tây Ninh thể hiện qua những bài ca dao Tây Ninh.
- Năng lực
- Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực riêng biệt
– Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một số bài ca dao Tây Ninh.
– Rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe trên cơ sở đọc hiểu ca dao Tây Ninh.
– Bước đầu biết cách sưu tầm, sắp xếp ca dao địa phương.
- Phẩm chất:
– Tự hào và có ý thức bảo tồn, phát huy giá trị của ca dao Tây Ninh trong đời sống văn hoá hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: Tài liệu GDĐP 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Ca dao.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về những hiểu biết về những địa danh của tỉnh.
- Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
– Nội dung: Em có biết bài ca dao Tây Ninh nào không? Nếu có, hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và cho biết: chi tiết nào trong bài khiến em nghĩ đó là ca dao Tây Ninh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về trải nghiệm của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV giới thiệu một số câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng núi Bà
Núi Bà thì đó, còn nhà em đâu?
Trảng Bàng nổi tiếng xưa nay,
Gia Huỳnh trồng cải,Bàu Mây lập vườn.
Lộc Thanh đậu trắng, cà tương,
Một làng rộn rịp ra phường nông tang.
Núi Bà một dải xanh xanh
Vọng Phu còn đó sao anh chẳng về?
Em có chồng về xứ Bến Cầu,
Để anh ở lại mang sầu trong tim
Nước Ngã Ba chảy ra Gò Duối
Nghe giọng em hò, anh tủi thân anh
Lấy chồng Bàu Gõ nước mắt nhỏ hai hàng
Dọn mâm cơm để đó, giã chín neo bàng tôi mới được ăn.
Bao giờ lúa trổ bông năn,
Rừng Tân Biên hết lá ta mới hàng giặc Tây.
Ai về có biết Thanh Điền,
Đàn bà, con nít, thiếu niên anh hùng.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Quê hương Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với những địa danh đẹp mà còn có những sản vật, văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng. Điều đó đã trở thành niềm tự hào của người dân Tây Ninh. Từ tnhững vần thơ, câu hát êm dịu, mượt mà, người dân quê mình đã bày tỏ tình yêu và sự trân trọng với mảnh đất quê hương. Bài học hôm nay cô cùng các con khám phá văn học dân gian của Tây Ninh qua chủ đề Ca dao.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.