Giáo dục địa phương lớp 6 TP. Hồ Chí Minh

Giáo án giáo dục địa phương TP Hồ Chí Minh lớp 6 xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về TP. Hồ Chí Minh. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương TP Hồ Chí Minh lớp 6

Mời các thầy cô xem giáo án mẫu

TẢI GIÁO ÁN
Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Một số slide bài giảng các khối lớp Nội dung Giáo dục địa phương TP Hồ Chí Minh

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Chủ đề 3

LỄ HỘI VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 LỄ HỘI NGHINH ÔNG HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

– Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

– Nêu được nguồn gốc của Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.

– Mô tả được những nét chính về Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ.

– Nhận biết được tầm quan trọng của Lễ hội đối với đời sống ngư dân huyện Cần Giờ ở Thành phố Hồ Chí Minh.

– Lập được kế hoạch bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội

  1. Năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tự lực tìm hiểu kiến thức, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

– Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý tưởng trong học tập và hợp tác, phối hợp khi làm việc theo nhóm, trong lớp.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện các hoạt động học tập tích cực: nghiên cứu, phân tích tài liệu, tư liệu, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để nhận định vấn đề trong thực tiễn.

b) Năng lực đặc thù

– Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một số lễ hội truyền thống ở TP HCM.

– Nêu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của người dân ở TP HCM.

– Điều chỉnh hành vi: Có thái độ tôn trọng, có hành vi giữ gìn, bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống ở tỉnh TP HCM

3. Phẩm chất

– Hiểu được ý nghĩa của lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ đối với người dân địa phương.

– Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tài liệu: giáo dục địa phương tỉnh TP Hồ Chí Minh 6.

– Thiết bị dạy học: Máy tính, bảng, phấn giấy A0, bút lông.

III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. Khởi động:

– Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
– Nội dung: Kể tên một số lễ hội truyền thống ở tỉnh Sóc Trăng mà em biết. Em đã được tham dự lễ hội nào? Nêu cảm nhận của em về lễ hội đó.

– Sản phẩm: HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên giới thiệu chương trình và tài liệu giảng dạy chương trình lịch sử địa phương tại các trường Trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh.

– GV cho HS quan sát một số hình ảnh về một số lễ hội văn hóa tiêu biểu ở thành phố Hồ chí Minh. HS quan sát và kể tên các lễ hội văn hóa của mỗi hình:

+ Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

+ Hội chùa Ông

       + Lễ đền thờ Phan Công Hớn

       + Hội miếu Ông Địa

       + Lễ Kỳ Yên đình Phú Nhuận

– Giáo viên cho học sinh xem đoạn clip về lễ Nghinh Ông – Cần Giờ?

– Hãy trình bày những điều mà em quan sát được khi xem đoạn clip trên?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

– HS đọc và trả lời câu hỏi trên.

Bước 3. Báo cáo kết quả:

– HS phát biểu cảm nghĩ về những lễ hội của địa phương.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: Để hiểu rõ hơn về lễ hội nghinh Ông – Cần Giờ , một lễ hội văn hóa tiêu biểu ở Thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu : Chủ đề 3 – Lễ hội văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.