Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Vĩnh Long
Giáo án giáo dục địa phương Vĩnh Long 6 được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Vĩnh Long. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Vĩnh Long.
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH LONG
Thời gian thực hiện: (6 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
– Nêu được dạng địa hình, các khu vực địa hình chính ở tỉnh Vĩnh Long và những thuận lợi, khó khăn của dạng địa hình, các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế − xã hội.
– Nêu được tên, đặc điểm phân bố của một số loại khoáng sản chính ở tỉnh Vĩnh Long.
– Nêu được một số biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí dạng địa hình, các khu vực địa hình chính và khoáng sản theo hướng bền vững.
- Về năng lực
– Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. (Đọc tài liệu, xem video về khoáng sản ở Vĩnh Long, hoàn thành phiếu học tập…).
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm trong hoạt động tìm hiểu địa hình và hoạt động vận dụng.
– Năng lực Địa lí
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, tranh ảnh về địa hình và hoạt động khai thác khoáng sản để thực hiện nội dung học tập theo yêu cầu của giáo viên.
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức về địa hình và khoáng sản của tỉnh Vĩnh Long.
- Phẩm chất
– Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên (Cụ thể là bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường của địa phương nơi học sinh đang sống).
– Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào cuộc sống hằng ngày.
– Trách nhiệm: Tích cực, tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập của giáo viên và của nhóm giao cho.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
– Bản đồ hành chính Việt Nam.
– Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long.
– Tài liệu GDĐP Vĩnh Long lớp 6.
– Tranh ảnh về địa hình, khoáng sản tỉnh Vĩnh Long.
– Video về các mỏ khai thác cát sông ở Vĩnh Long. https://www.youtube.com/watch?v=sXVLkdqtHv8
– Video về thời thịnh vượng của vương quốc gạch, gốm ở Mang Thít.
https://www.youtube.com/watch?v=Cp5BEdVtuBQ
– Các video về quản lý và xử lý vi phạm trong khai thác cát sông ở Vĩnh Long (Nguồn: THVL).
https://www.youtube.com/watch?v=l8KgyT3zk0w
https://www.youtube.com/watch?v=omiacR2Pjfw
https://www.youtube.com/watch?v=zjMe-arx_hQ
https://www.youtube.com/watch?v=qYt6E5Cfmb4
(Gửi link cho học sinh xem trước ở nhà)
– Đường link cổng thông tin điện tử Sở tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long.
https://stnmt.vinhlong.gov.vn/portal/wpstnmt/wps/page/xemtin.cpx?item=5fd830f49332507f8832b2c0
– Phiếu học tập 1,2,3 và phiếu giao nhiệm vụ trong hoạt động vận dụng.
- Học sinh
– Tài liệu giáo dục địa phương lớp Vĩnh Long 6
– Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Khởi động
- Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí của tỉnh Vĩnh Long trên bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long.
- Nội dung: HS quan sát và xác định trên bản đồ để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long, yêu cầu học sinh xác định vị trí của tỉnh Vĩnh Long và cho biết Vĩnh Long tiếp giáp với các tỉnh, thành phố nào.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và Vĩnh Long, chú ý vị trí tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, thành phố tiếp giáp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– HS: Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long và nêu tên các tỉnh thành phố tiếp giáp.
– GV: Theo dõi, quan sát, lắng nghe.
Bước 4: Kết luận, nhận định
– HS nhận xét, bổ sung.
– Giáo viên đánh giá và giới thiệu về nội dung và 3 mục tiêu của chủ đề.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.