GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Đà Nẵng 8

Giáo dục địa phương Đà Nẵng 8 được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương lớp 8 đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương Đà Nẵng 8

TẢI GIÁO ÁN

Tuần :

Ngày soạn:..…/..…../……

Ngày dạy:…./……/…….

CHỦ ĐỀ 4.  CA DAO – DÂN CA ĐẤT QUẢNG

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Hiểu sơ lược khái niệm và sự hình thành của ca dao – dân ca đất Quảng;

– Bước đầu nhận diện các giá trị cơ bản về thể loại, nội dung và nghệ thuật ca dao – dân ca đất Quảng;

– Yêu quý và vận dụng ca dao – dân ca vào việc học môn Ngữ văn, vào đời sống; có ý thức tìm đọc và sưu tầm ca dao – dân ca địa phương.

  1. Năng lực

*Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

*Năng lực riêng biệt

– Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học khi tìm hiểu văn học viết Đà Nẵng.

  1. Phẩm chất:

– Biết trân trọng, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị của văn học viết Đà Nẵng.

– Phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái khi tìm hiểu văn học viết Đà Nẵng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Tài liệu GDĐP Đà Nẵng 8;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh:

– Tài liệu GDĐP Đà Nẵng 8;

– soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về những hiểu biết về tác giả, tác phẩm văn học viết tỉnh Đà Nẵng.
  3. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi: Em yêu văn học quê hương

Nhiệm vụ: Giáo viên chiếu từng câu ca dao và câu hỏi, HS sẽ nêu những hiểu biết của bản thân về câu ca dao đấy.

TT Bài ca dao Câu hỏi
1 Câu 1.

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đà say

Câu 1 là câu ca dao quen thuộc về đất và người xứ Quảng. Em hiểu ý nghĩa của câu ca như thế nào? Cách nói “chưa… đà…” góp phần thể hiện điều gì? Thử tìm những câu ca khác nhau (dị bản) nối tiếp hai câu này?
2 Câu 2.

Chiều chiều ra đứng ngoài ga

Ngó quanh ngó quất ngó xa ngó gần

Ngó ra ngoài Huế bâng khuâng

Lòng ta thương bạn chín mười phần bạn ơi!

Ở câu 2, từ “ngó” được lặp lại nhiều lần có ý nghĩa như thế nào?
3 Câu 3.

Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân(2)

Nước xanh như tàu lá.

Đứng bên tê Hà Thân Ngó lại bên ni Hàn phố xá nghinh ngang(3).

Kể từ ngày Tây lại Cửa Hàn Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu(4).

Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu, Mưa mai có bạn, nắng chiều có ta

Dựa vào các dòng 5, 6 của câu 3 để phỏng đoán thời điểm ra đời bài ca. Giọng điệu bài ca như thế nào và giọng điệu ấy thể hiện qua những chi tiết nào?

 

  • Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV đặt câu hỏi chung:

+ Em có nhận xét gì về thể thơ của các câu ca trên?

+ Theo em, vì sao những câu ca trên không đề tên tác giả

   Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về trải nghiệm của bản thân.

– Dự kiến sản phẩm:

Câu 1 – Ý nghĩa: Vùng đất Quảng Nam đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Đất ven sông luôn ẩm ướt, thuận lợi cho trồng trọt nên “chưa mưa đà thấm”. Còn rượu Hồng Đào nói đến đặc sản xứ Quảng, hương thơm và mùi bị của ly rượu làm ngây ngất lòng người nên “chưa uống đà say”

– Cách nó “chưa…đà” thể hiện sự ngợi ca của dân gian về vùng đất trù phú, đặc sản nức tiếng nơi đây làm say đắm lòng người

– Câu thơ dị bản:

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đà say

Bạn về nằm nghĩ gác ta

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta

Câu 2 – Từ “ngó” được lặp lại nhiều lần diễn tả sự ngóng trông, chờ đợi  đến mỏi mòn, vô vọng của nhân vật trữ tình. Điệp ngữ “ngó”  tô đậm tâm trạng buồn thương, mong nhớ của người nói.
Câu 3 – Bài ca ra đời vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược.

– Giọng điệu trữ tình, thể hiện nỗi buồn trông trước tình cảnh quê hương chia cắt: đứng bên ni, đứng bên têm ngó lại bên ni, dặn lòng….

  • Các bài ca có thể thơ đa dạng: thơ 7 chữ, thơ lục bát, thơ lục bát biến thể. Các bài ca dao không đề tên tác giả vì đây là các bài ca dao dân gian truyền miệng

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm của mình.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong dòng chảy của văn học dân tộc, văn học dân gian Đà Nẵng đã góp những vần thơ, câu ca thể hiện đời sống tinh thần văn hóa phong phú các các dân tộc vùng đất Quảng. Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu Ca dao – dân ca đất Quảng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ca dao dân ca và sự ra đời của ca dao dân ca đất Quảng

  1. Mục tiêu:

– HS biết được những đặc điểm của ca dao, dân ca.

– Biết được sự ra đời của ca dao dân ca đất Quảng.

  1. Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu về ca dao, dân ca.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.