Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Quảng Trị
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Quảng Trị được xây dựng dựa trên tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Quảng Trị. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Quảng Trị
Mời các thầy cô xem giáo án mẫu
Tuần 1:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUẢNG TRỊ
Thời lượng thực hiện: 05 tiết |
Tiết:
Thời gian thực hiện: 03 tiết
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
– Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Quảng Trị.
– Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất của tình Quảng Trị.
– Liên hệ được thực tế nơi em ở.
- Năng lực
* Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
– Mô tả, diễn đạt sự phân bố các đối tượng địa lí theo nhận thức không gian: Xác định được vị trí, phạm vi phân bố của một số đối tượng tự nhiên (địa hình, sông hồ, đất…) trên lược đồ.
– Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên (khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật); mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế- xã hội (đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế) của tỉnh.
– Năng lực tìm hiểu Địa lí: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng lược đồ, nhận xét, phân tích biểu đồ, tranh ảnh để trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học, biết liên hệ thực tế địa phương để tìm hiểu nội dung bài học.
- Phẩm chất
– Yêu nước: Có ý thức tìm kiếm những giải pháp để phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên đối với phát triển kinh tế của địa phương. Liên hệ thực tế nơi em ở.
– Chăm chỉ: Có ý thức học tập, tìm hiểu địa lí, lịch sử để xây dựng quê hương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
+ Máy tính, ti vi (máy chiếu).
+ Lược đồ tự nhiên, biểu đồ khí hậu tỉnh Quảng Trị, video tranh ảnh giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Quảng Trị; phiếu học tập.
– Học liệu: Sách giáo dục địa phương.
- Học liệu
– Tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Quảng Trị
– Tài liệu văn hoá địa phương tỉnh Quảng Trị.
– Một số hình ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
– Trình bày được một sổ hiểu biết của bản thân về vị trí địa lí của tinh Quảng Trị.
– Kể được một sổ danh lam thang cảnh hoặc một sổ địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.
* Nội dung hoạt động:
– Học sinh quan sát ảnh, đọc các thông tin trong phần giới thiệu và trả lời câu hỏi.
* Sản phẩm hoạt động:
– Câu trả lời của học sinh
* Tổ chức hoạt động:
– Bước 1: Giao nhiệm vụ:
– GV tổ chức trò chơi: Ai biết nhiều nhất vể quê hương Quảng Trị?
+ Yêu cầu: Trả lời đúng và nhanh nhất một số câu hỏi vể đặc điểm tự nhiên của Quảng Trị.
+ Cách chơi: Chơi theo nhóm, khi giáo viên đọc các câu hỏi, các nhóm ghi, thảo luận. Trong vòng 3 phút, nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhất các câu hỏi sau đây thì nhóm đó thắng cuộc.
- Kể tên các huyện của tỉnh Quảng Trị giáp biển.
- Dạng địa hình nào sau đây: núi, đồi, đổng bằng,… chiếm đa số diện tích của tỉnh?
- Các tháng nào trong năm ở Quảng Trị có gió Tây Nam khô nóng?
- Cho biết tên con sông dài nhất của tỉnh Quảng Trị.
- 5. Tên dãy núi cao nhất của tình Quảng Trị là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiến hành hoạt động trong 2 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
– GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Câu 1: Các huyện giáp biển là Gio Linh, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Triệu Phong
Câu 2: Đồi núi là dạng địa hình phổ biến
Câu 3: Gió phơn khô nóng từ tháng 3 đến tháng 9
Câu 4: sông Thạch Hãn
Câu 5: dãy Voi Mẹp
– GV dẫn dắt vào bài: Quảng Trị – miền quê của gió Lào cát trắng nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc – Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Đến với Quảng Trị hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa này mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hóa. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua chủ đề 1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Trị.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nội dung 1: Địa hình, khoáng sản
* Mục tiêu:
– Trình bày được đặc điểm địa hình, khoáng sản tỉnh Quảng Trị.
– Kể tên, xác định và nêu được đặc điểm các dạng địa hình chính của Quảng Trị.
– Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của các dạng địa hình, khoáng sản chính đến phát triển kinh tế của tỉnh.
– Rèn luyện, phát triển năng lực giao tiếp; kĩ năng khai thác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
* Nội dung hoạt động: Đọc thông tin, quan sát Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và trả lời các câu hỏi.
* Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập học sinh đã hoàn thành.
* Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các dạng địa hình
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh – Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát Hình 1.2. Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Địa hình tỉnh Quảng Trị có các dạng địa hình chính nào? Xác định phạm vi từng dạng địa hình đó trên bản đồ. + Kể tên một số hang động ở Quảng Trị mà em biết. Địa hình cacx-tơ (hang động) thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. – HS quan sát bản đồ, viết câu trả lời ra bảng phụ. – GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả – GV gọi đại diện HS trả lời phần tìm hiểu về xác định các dạng địa hinh. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – GV chuẩn kiến thức và ghi bảng, giới thiệu một số hình ảnh hang động của tỉnh: |
I. Địa hình
Địa hình Quảng Trị thấp dần từ tây sang đông, đông nam và chia thành 4 dạng địa hình: núi cao, gò đối – núi thấp, đổng bằng và ven biển. Trong đó, đổi núi là địa hình phổ biến với 4/5 diện tích toàn tỉnh.
|
|||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu dạng địa hình và giá trị kinh tế
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh – GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm: + Chia nhóm: Vùng đồi núi (nhóm 1); Vùng gò đồi, núi thấp (nhóm 2), Vùng đồng bằng (nhóm 3), vùng ven biển (nhóm 4) + Nhiệm vụ: Nêu đặc điểm các dạng địa hình của Quảng Trị và điền vào phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
– GV đặt thêm câu hỏi: Kể tên dạng địa hình nơi em đang ở? Nêu những thuận lợi và khó khăn của các dạng địa hinh đó với đời sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. – HS quan sát bản đồ, viết câu trả lời ra bảng phụ. – GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả – GV gọi đại diện HS trả lời phần tìm hiểu về từng vùng, các nhóm báo cáo kết quả kết hợp xác định các vùng địa hình trên bản đồ. |
* Các dạng địa hình và giá trị kinh tế | |||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP
|
||||||||||||||||||||||||||
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. – GV chuẩn kiến thức, ghi bảng. – GV giới thiệu một số cảnh đẹp của tỉnh qua hình ảnh: |
– Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số dạng địa hình đặc trưng:
+ Địa hình các-xtơ phân bố ở Hướng Hoá, Cam Lộ và Đakrông. + Địa hình ba-dan: khối ba-dan Gio Linh – Cam Lộ, khối ba-dan Vĩnh Linh.
* Ảnh hưởng: – Địa hình đa dạng, tạo điều kiện phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp. – Khó khăn: nhiều nơi địa hình bị chi cắt, sông suối, đèo dốc đi lại khó khăn. Vùng ven biển địa hình cồn cát khô hạn, khó khăn cho sản xuất. |
|||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khoáng sản
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh – Gv nêu yêu cầu: Quan sát bản đồ tỉnh Quảng Trị và nội dung Tài liệu GDDP, cho biết: + Tỉnh Quảng Trị có những tài nguyên khoáng sản nào? + Ở địa phương em sinh sống có các loại khoáng sản nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. – HS quan sát bản đồ, viết câu trả lời ra bảng phụ. – GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả – GV gọi đại diện HS trả lời phần tìm hiểu về từng vùng, các nhóm báo cáo kết quả kết hợp xác định các vùng địa hình trên bản đồ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức – Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức. |
b. Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. – Tỉnh có 130 mỏ và điểm khoáng sản thuộc các loại khoáng sản kim loại và phi kim loại. + Nhóm khoáng sản kim loại: sắt (chủ yếu ở Cam Lộ, Đông Hà, Tân Lâm), vàng (chủ yếu ở Hướng Hoá và Đakrông, ngoài ra còn có ở xã Vĩnh ô, huyện Vĩnh Linh), ti tan (phân bố trong các dải cát dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng),… + Nhóm khoáng sản phi kim loại: đá vôi, sét gạch ngói, đá xây dựng, sét xi măng phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh. * Ảnh hưởng – Thuận lợi: Sự đa dạng vể tài nguyên khoáng sản là thế mạnh, tạo ra động lực cho sự phát triển của tỉnh nói chung và ngành khai thác và chế biến khoáng sản nói riêng. – Khó khăn: một số khoáng sản có trữ lượng không lởn, lại phân bố ở vùng núi khó khai thác, nên hoạt động khai thác cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường.
|
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
– Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học thông qua các sơ đồ, tư duy.
– Bồi dưỡng, phát triển phẩm chất chăm chỉ; chủ động, tích cực, trách nhiệm trong hoàn thành bài tập.
– Rèn luyện, phát triển năng lực giao tiếp; hoạt động nhóm, sử dụng ngôn ngữ trình bày trước tập thể.
- b. Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy.
- c. Sản phẩm: bài làm của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.
– GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận hoàn thành sơ đồ tư duy
+ Trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình tỉnh Quảng Trị.
+ Nêu những ảnh hưởng của địa hình tới phát triển các ngành kinh tế Quảng Trị.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
– HS: Vẽ và sử dụng sơ đồ tư duy, để:
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, Hs khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
HOẠT ĐỘNG 3. VẬN DỤNG
- Mục tiêu:
– HS biết khai thác thông tin từ người thân, Internet để đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với bạn bè về một điểm du lịch của tỉnh Quảng Trị.
– Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
– Rèn luyện, phát triển năng lực sử dụng CNTT để tìm kiếm, khai thác kiến thức, phát triển kĩ năng giao tiếp giới thiệu về một địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Trị.
- Tổ chức thực hiện:
- b. Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy.
- c. Sản phẩm: bài làm của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
– GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà nội dung sau: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu với người thân, bạn bè về một hang động caxtơ du lịch nổi tiếng của Quảng Trị mà em biết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tìm hiểu nội dung theo hướng dẫn ở nhà, giới thiệu trước lớp trong tiết học sau.
Bước 3: Báo cáo kết quả
– HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả
– GV mời 1-2 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp trong tiết học sau.
– Lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá.
* Hướng dẫn về nhà:
– HS ôn lại nội dung bài đã học và xác định trên lược đồ các dạng địa hình chính của tỉnh Quảng Trị
– Xem trước nội dung bài mới phần Khí hậu.
Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.