GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Huế 6

Giáo dục địa phương Huế 6 được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương lớp 6 đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Thừa Thiên Huế. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương Huế 6.

TẢI GIÁO ÁN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ 3. VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ

Tiết:

BÀI 1. TRUYỆN KỂ DÂN GIAN THỪA THIÊN HUẾ

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

–   Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế ca dao Thừa Thiên Huế.

–   Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích Thừa Thiên Huế.

  1. Năng lực

*Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

*Năng lực riêng biệt

– Nhận biết được đề tài, nội dung, các thông điệp từ văn bản truyện kể;

– Viết đúng chính tả tiếng địa phương; bước đầu phát hiện và biết sửa lỗi chính tả do phát âm tiếng địa phương;

– Tóm tắt được nội dung của truyện.

  1. Phẩm chất:

– Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp văn hoá, văn học dân gian Thừa Thiên Huế.       

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Sách GDĐP Huế 6

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh:

-Tài liệu GDĐP Huế 6.

-Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV cho HS xem một đoạn phim, HS xem và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ: Em đã từng đọc truyện kể dân gian nào của Thừa Thiên Huế chưa? Hãy kể tóm tắt lại cho cả lớp cùng nghe.

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi các HS đã mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của bản thân.

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong dòng chảy của văn học dân gian Việt Nam, quê hương Thừa Thiên Huế có những nét chung và cả những nét tiêu biểu, đặc trưng riêng. Qua đó, truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế tái hiện hình ảnh một vùng đất Thừa Thiên Huế giàu văn hoá, con người địa phương cần cù, chăm chỉ, hào sảng, nghĩa khí trong đời thường, dũng cảm, kiên cường. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số tác phẩm truyên dân gian ở Thừa Thiên Huế.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát về truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế

  1. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế.
  2. Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu chung về truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.