GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Thanh Hóa 8

Giáo dục địa phương Thanh Hóa 8 được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương lớp 8 đã được phê duyệt của Sở Giáo dục và đào tạo. Giáo án gồm các chủ đề thuộc phân môn Địa lí, Lịch Sử, Ngữ Văn, Âm nhạc, Sinh học, Mĩ thuật…. với các nội dung tìm hiểu về tỉnh Phú Thọ. Giáo án được soạn chi tiết, đầy đủ cả năm, theo mẫu giáo án công văn 5512. Để xem đầy đủ giáo án, mời các thầy cô ấn nút “Tải giáo án” để tải giáo án đẩy đủ cả năm môn Giáo dục địa phương Thanh Hóa 8.

TẢI GIÁO ÁN

Ngày soạn: …./…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: MẮM TÉP HÀ YÊN – NEM CHUA THANH HOÁ

 

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Nêu được nét đặc trưng của món ăn mắm tép Hà Yên và nem chua Thanh Hoá (nguyên liệu, cách làm, thưởng thức).

– Hiểu được giá trị văn hoá, kinh tế của món ăn mắm tép, nem chua trong đời sống của người dân và trong văn hoá ẩm thực xứ Thanh.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

–  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học, đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu món truyền thống của địa phương với người thân, bạn bè.

* Năng lực chuyên biệt:

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để hiểu giá trị văn hoá, kinh tế của món ăn mắm tép, nem chua trong đời sống của người dân và trong văn hoá ẩm thực xứ Thanh.

– Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày đặc trưng của món ăn mắm tép Hà Yên và nem chua Thanh Hoá (nguyên liệu, cách làm, thưởng thức).

  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  • Tuyên truyền và giới thiệu được món truyền thống của địa phương với người thân, bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu GDĐP tỉnh Thanh Hoá 8

  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
  • Giấy A0
  • Phiếu học tập (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu GDĐP tỉnh Thanh Hoá 8

  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu món mắm tép và nem chua.
  2. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  3. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát và trả lời: Em đã biết những gì về món ăn đặc sản này của Thanh Hoá? Nêu cảm nhận của em về những món ăn trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: Món mắm tép Hà Yên

+ Hình 2: Nam chua Thanh Hoá

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về mắm tép Hà Yên

  1. Mục tiêu:

– Nêu được nét đặc trưng của món ăn mắm tép Hà Yên (nguyên liệu, cách làm, thưởng thức).

– Hiểu được giá trị văn hoá, kinh tế của món ăn mắm tép trong đời sống của người dân và trong văn hoá ẩm thực xứ Thanh.

2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc trưng của món ăn mắm tép Hà Yên (nguyên liệu, cách làm, thưởng thức) và giá trị văn hoá, kinh tế của món ăn mắm tép trong đời sống của người dân và trong văn hoá ẩm thực xứ Thanh.

3. Sản phẩm học tập: đặc trưng của món ăn mắm tép Hà Yên (nguyên liệu, cách làm, thưởng thức) và giá trị văn hoá, kinh tế của món ăn mắm tép trong đời sống của người dân và trong văn hoá ẩm thực xứ Thanh.

4. Tổ chức hoạt động :

​​ Bước 1: Thầy/cô bấm vào nút zalo để liên hệ
​​ Bước 2: Thầy/cô gửi phí vào tk: 80865173808 – QUACH THI VIET ANH – Ngân hàng VP Bank
​​ Bước 3: Thầy/cô gửi địa chỉ email để nhóm gửi giáo án tới thầy/cô.